Hôm nay lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt
Hôm nay lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt
Sáng 10/6, lần đầu tiên Quốc hội tiến hành các thủ tục để đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh do mình bầu hoặc phê chuẩn.
>‘Sẽ công khai tín phiếu tín nhiệm của từng chức danh’ / Danh sách 47 vị được lấy phiếu tín nhiệm
Theo quy trình, vào đầu buổi sáng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng báo cáo một số vấn đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 35 của Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Các đại biểu sau đó sẽ biểu biểu quyết danh sách những người được Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm trước khi thảo luận ở đoàn.
Đến 15h, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở Đoàn và báo cáo về các vấn đề có liên quan việc lấy phiếu tín nhiệm và người được lấy phiếu tín nhiệm.
Sau đó, Quốc hội bầu ban kiểm phiếu và tiến hành tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với hình thức bỏ phiếu kín. Sáng 11/6, kết quả kiểm phiếu được công bố. Kết quả này cũng sẽ được xác nhận ngay bằng một nghị quyết của Quốc hội.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bỏ phiếu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII. Ảnh: Tiến Dũng |
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kết quả tín nhiệm của từng chức danh sẽ được công khai chi tiết, cụ thể theo trị số tuyệt đối bao nhiêu phiếu mỗi loại gồm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.
Do lấy phiếu được xác định là “bước thăm dò tín nhiệm” nên chỉ khi một chức danh bị trên 50% đánh giá “tín nhiệm thấp” mới dẫn đến hệ quả tiếp theo. Theo đó, nếu lần lấy phiếu trong năm kế tiếp, chức danh này tiếp tục không đạt quá bán tín nhiệm thì sẽ chuyển qua hình thức bỏ phiếu tín nhiệm.
Tuy nhiên, nếu ngay trong lần lấy phiếu đầu tiên, nếu một chức danh bị trên 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” cũng sẽ chuyển sang hình thức bỏ phiếu tín nhiệm.
* Quy trình lấy phiếu tín nhiệm * Danh sách 47 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm |
Theo nghị quyết 35 của Quốc hội, danh sách các chức danh lấy phiếu gồm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng, Phó thủ tướng, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Tuy nhiên, do Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng và Tổng kiếm toán Nguyễn Hữu Vạn là 2 chức danh vừa được bổ nhiệm, điều chuyển vào đầu kỳ họp, chưa đủ một năm công tác nên chưa lấy phiếu. Danh sách này vì thế sẽ rút từ 49 xuống còn 47 người.
Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, HĐND thăm dò mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, HĐND thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ đó để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người không được Quốc hội, HĐND tín nhiệm. |
Nguyễn Hưn
Tin tức khác
- Tuyển Dụng
- HDSD CAMERA XIAOMI
- Phát hành bộ tem và đồng xu bạc chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2019
- Ngày của mẹ: 21 Lời chúc hay và ý nghĩa dành cho mẹ
- 22+ Ý Tưởng Quà Tặng Doanh Nghiệp Cao Cấp, Độc Đáo
- Xe buýt điện của VinFast sẽ hoạt động từ 2020 tại Việt Nam
- Họp mặt chúc mừng kỷ niệm 109 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 (08/3/1910 – 08/3/2019) và 1979 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Món Quà Tặng Lễ Kỷ Niệm Mang Nhiều Ý Nghĩa Cho Ngày Thành Lập
- 300 đồng xu bạc kỷ niệm Thượng đỉnh Trump - Kim sẽ được phát hành
- Món quà độc đáo được chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều